Bán hàng 247 - Xây dựng một chiến lược Digital Marketing là điều đầu tiên phải làm khi doanh nghiệp có ý định sử dụng các kênh digital để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chiến lược đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả kinh doanh và một vài phương diện như thương hiệu. Ai cũng nhận thức được điều đó nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc xây dựng chiến lược riêng. Bán hàng 247 sẽ giúp độc giả hiểu được bản chất của chiến lược, cùng với đó là những bước để tạo nên một bản chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh.
1. Vì sao cần chiến lược Digital Marketing
Nếu không có một chiến lược nào để định hướng cho các kênh quảng cáo, chúng ta sẽ rất dễ làm việc theo bản năng và lặp đi lặp lại nó một cách vô thức. Thay vì đóng góp cho mục tiêu chung, ta lại cố gắng hoàn thành KPI riêng mà không quan tâm điều đó có tốt không.
Những nỗ lực chạy quảng cáo, SEO, SEM sẽ không bao giờ duy trì mãi mãi được. Vì vậy nhân sự cần một bản chiến lược toàn diện để giúp họ biết nên làm gì. Để tất cả hoạt động ăn ý và nhịp nhàng với nhau, chiến lược là điều cần thiết.
2. Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing
Khi đã thu thập đủ dữ liệu và thông tin cần thiết, bạn đã sẵn sàng để bắt tay vào xây dựng một chiến lược để phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
2.1 Ý tưởng chính
Doanh nghiệp nên cùng thảo luận để đưa ra ý tưởng chủ đạo dựa trên hình ảnh và giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các kênh quảng cáo sao cho hợp lý và các lên nội dung tiếp thị.
2.2 Yếu tố lường trước
Doanh nghiệp cần "cân đo đong đếm" xem những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch. Bao gồm:
- Thời vụ: thời tiết vào thời điểm bắt đầu chiến lược có phù hợp để bán hàng hay không?
- Xu hướng thị trường: Liệu có biến động nào sắp xảy ra không? Ngành sản phẩm của mình đang ở giai đoạn đi lên hay đi xuống?
- Kênh quảng cáo: Facebook và Google có đang cho phép quảng cáo hay không? Những kênh nào đang trở thành xu hướng?
2.3 Yếu tố bất thường
Dù không thể biết trước được, nhưng doanh nghiệp nên chuẩn bị cho những tình huống xấu có thể diễn ra như: khủng hoảng truyền thông, thay máu nhân sự, thiên tại,...
Nếu có sự chuẩn bị trước kỹ càng thì khi sự cố xảy ra doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng và đưa mọi thứ về trạng thái cũ.
3. Nguồn lực
Có 2 loại chi phí mà doanh nghiệp cần lưu ý. Chi phí cứng là tất cả loại phí có thể cân đo, đong đếm được như: chi phí quảng cáo, nhân lực, hoạt động marketing.
Chi phí mềm là phần rất nhiều người bỏ sót nhưng lại có ảnh hưởng lớn. Đó là những chi phí không trả bằng tiền nhưng có thể quy ra tiền. Thời gian của nhân sự và lãnh đạo chính là ví dụ. Vì vậy người làm chiến lược cần tính toán ngân sách sao cho hợp lý, ngoài ra cũng nên quan sát xem thời gian của nhân sự bỏ ra đã xứng đáng và đem lại hiệu quả hay chưa.
4. Chiến thuật
Chiến thuật là những yếu tố, thành phần, công việc ta sẽ phải làm để được đạt mục tiêu của chiến lược. Dựa trên đặc điểm sản phẩm, đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp sẽ áp dụng những chiến thuật khác nhau. Không có một chiến thuật nào mặc định để tất cả doanh nghiệp có thể áp dụng.
Mỗi chiến thuật nhỏ cần có một bản kế hoạch bao gồm: các đầu việc cần làm, định hướng, đối tượng khách hàng. Những con số sẽ là mục tiêu để đánh giá mức độ thành công. Người quản lý sẽ có nhiệm vụ theo dõi tiến độ, kiểm tra sản phẩm và đốc thúc nhân sự nhanh chóng hoàn thành việc được giao. Tất cả đều là sự kết hợp của rất nhiều nhân sự và phòng ban để chiến lược có thể diễn ra một cách trơn tru nhất.
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết để tự tạo nên một chiến lược Digital Marketing chuẩn chỉnh. Bạn sẽ cần trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng trong vòng 2-3 năm trước khi có được cái nhìn sâu sắc và toàn cảnh để xây dựng nên một chiến lược phục vụ cho mục tiêu.
Hiện nay Bán hàng 247 làm một trong những đơn vị cung cấp tới khách hàng dịch vụ tư vấn quảng cáo, xây dựng nội dung marketing, xây dựng hệ thống web,...đồng thời tối ưu công suất bán hàng bằng việc tự động hoá kinh doanh. Bạn có thể tham khảo tại: webbanhang.top