Bán hàng 247 - Doanh nghiệp của bạn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt tới khách hàng. Nhưng bạn không biết cách để khách hàng tiếp cận với sản phẩm dịch vụ đó một cách tự nhiên nhất, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Bán hàng 247 sẽ giới thiệu cho bạn về "Phễu marketing", giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
1. Khái niệm Phễu marketing
Đây là mô hình giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về hành trình khách hàng, bắt đầu từ giai đoạn nhận biết về thương hiệu, sản phẩm cho đến khi mua hàng. Phễu marketing lấy người dùng làm trọng tâm, từng giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên nhu cầu. Càng ở giai đoạn cuối thì phễu sẽ càng thu nhỏ lại, đi cùng với đó là chiều sâu về khách hàng. Bắt đầu từ việc quan tâm tới sản phẩm, sau đó là ghé thăm vài lần, mua hàng thường xuyên và trở thành khách hàng trung thành. Doanh nghiệp có nhiệm vụ theo dõi sát sao từng chặng đường của khách hàng và cố gắng dẫn họ đến cuối phễu.
Phễu marketing giúp các Marketer theo dõi được hành trình khách hàng, từ đó lựa chọn các nền tảng phù hợp để triển khai chiến dịch Marketing online hiệu quả.
2. 4 giai đoạn của Phễu marketing
Phễu được phân loại theo 4 giai đoạn phổ biến. Đây là mô hình theo sát khách hàng từ lúc tương tác cho đến khi mua hàng. Doanh nghiệp sẽ dựa trên kế hoạch tiếp thị, đặc điểm sản phẩm để tự đưa ra mô hình phễu phù hợp. Tuy nhiên, mô hình AIDA vẫn mang đầy đủ những nét đặc trưng của phễu marketing.
2.1 Awareness
Đây là bước đầu để sản phẩm của bạn đến được với khách hàng mục tiêu. Phễu ở giai đoạn này cần tập trung vào làm nội dung marketing, chia sẻ giá trị để thu hút được sự quan tâm và tiếp cận được một lượng lớn người.
Hãy cố gắng đưa sản phẩm, thương hiệu in sâu vào trong tâm trí càng nhiều khách hàng càng tốt. Mục tiêu của giai đoạn này chính là số lượng người bạn có cho giai đoạn tiếp theo.
2.2 Interest - Quan tâm
Mọi người đã và đang quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm của bạn ở giai đoạn này. Họ sẽ dành thời gian để tìm hiểu kỹ về tính năng, lợi ích, ưu đãi, điểm đặc biệt của sản phẩm. Sau đó so sánh với các thương hiệu, sản phẩm khác để quyết định xem có đi tới giai đoạn tiếp theo hay không.
Doanh nghiệp cần làm nổi bật lên những điểm mạnh khi sử dụng sản phẩm so với các đối thủ khác để chiếm được sự quan tâm từ khách hàng. Hãy nhớ rằng người mua luôn có rất nhiều lựa chọn, bạn phải cho họ 1 lý do để bỏ tiền vào sản phẩm đó mà không phải những sản phẩm ngoài kia. l1
2.3 Desire - Mong muốn
Đây là tin vui vì khách hàng đang thực sự muốn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là giai đoạn từ "tôi thích sản phẩm này" tới "tôi muốn mua ở đây". Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng đến việc khách hàng có mua sản phẩm không. Doanh nghiệp nên cung cấp nhiều giá trị để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Hãy thường xuyên tương tác, lắng nghe và tư vấn nhiệt tình để khách hàng ngày càng có cảm tình với dịch vụ của bạn.
2.4 Action - Mua
Đây là giai đoạn cuối cùng của phễu marketing. Khi khách hàng đã đồng hành đến lúc này thì bạn nên thực sự cố gắng vì chỉ một vài bước nữa là bán được hàng thành công. Hãy tối ưu phần call to action bởi nó sẽ đem lại hiệu quả cho tỷ lệ chuyển đổi. Kết hợp một số khuyến mãi, ưu đãi hay quà tặng để quá trình mua hàng diễn ra thuận lợi hơn.
3. Doanh nghiệp được gì khi sử dụng phễu marketing?
Có 3 lý do để đa số các doanh nghiệp sử dụng phễu marketing:
3.1 Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Doanh nghiệp sẽ linh hoạt xây dựng chiến lược thu hút phù hợp với từng giai đoạn của khách hàng. Phễu marketing giúp bạn có thêm nhiều khách hàng mới hơn. Khi đã biết rõ hành vi, sở thích của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ đưa ra phương pháp để xây dựng niềm tin, tư vấn và chăm sóc khách hàng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
3.2 Xác định dễ dàng vấn đề và cách giải quyết
Rất khó để đảm bảo quy trình bán hàng sẽ làm vừa lòng mọi khách hàng ở tất cả các giai đoạn. Sử dụng phễu marketing sẽ làm giảm được tỷ lệ khách hàng rời đi ở mức thấp nhất. Do nhóm khách hàng ở mỗi giai đoạn có điểm tương đồng, nên bạn sẽ tập trung khai thác sâu họ và đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có những đánh giá tiêu cực ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng thì chúng ta sẽ nhanh chóng tìm ra được vấn đề và cải thiện.
3.3 Đo lường nhanh chóng
Số lượng khách hàng ở lại sau mỗi giai đoạn đều được hiển thị rõ ràng để bạn dễ dàng đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Những con số "biết nói" này giúp bạn tính toán được cần cải thiện và tập trung vào giai đoạn nào để nâng cao hiệu quả.
Sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có thể tự xây dựng một phễu marketing dành cho sản phẩm, dịch vụ của mình rồi. Bạn cũng có thể nhận tư vấn quảng cáo, tư vấn làm nội dung marketing, xây dựng hệ thống web từ những dịch vụ của bán hàng 247: webbanhang.top